PHỎNG VẤN QUẢN LÝ HỌC VIÊN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG PHILINTER
Xin chào các bạn, trong đợt tham quan trường tháng 07/2017 thì Phil English đã có cơ hội quay trở lại PHILINTER – một trong những trường Anh ngữ nổi bật tại Cebu, Philippines. Trong chuyến đi này Phil English đã gặp gỡ và trò chuyện cùng bạn Hannah- Quản lý học viên Việt Nam tại trường. Hãy cùng lắng nghe bạn Hannah chia sẻ các thông tin về trường Anh ngữ PHILINTER nhé.
PE: Chào Hannah, trước hết, bạn vui lòng giới thiệu bản thân của mình nhé.
Hannah: Chào mọi người, mình là Quỳnh Hân và mọi người ở trường thường gọi mình là Hannah. Hiện tại mình đang là Quản lý người Việt tại trường Anh ngữ PHILINTER, Cebu, Philippines.
Mình là một người rất có duyên và cũng rất biết ơn Philippines. Nếu không nhờ việc học tiếng Anh tại Philippines thì mình không ngờ được mình đang làm việc tại một môi trường quốc tế trên một đất nước không phải Việt Nam.
Phil English chụp ảnh kỉ niệm cùng đại diện trường và Ms. Hannah
PE: Bạn có thể chia sẻ những công việc chính của mình tại trường được không Hannah?
Hannah: Về công việc tại trường, nếu hiểu một cách đơn giản thì mình là cầu nối ở giữa học viên Việt Nam với các nhân viên, giáo viên, quản lý của trường. Công việc của mình sẽ là làm việc với các công ty tư vấn du học tại Việt Nam và khi học viên sang PHILINTER thì mình là người hỗ trợ các bạn về học tập, ăn ở, cuộc sống ở Philippines trong suốt thời gian các bạn học tập tại trường.
PE: Hiện tại tỷ lệ quốc tịch học viên tại PHILINTER như thế nào?
Hannah: Về tỉ lệ quốc tịch, PHILINTER luôn chú trọng vấn đề tạo ra một môi trường học tập quốc tế dành cho học viên, nên nhà trường có bộ hạn ngạch tỉ lệ nhất định. Trường luôn cố gắng giữ tỉ lệ học viên Nhật Bản ở mức 40%, Hàn Quốc 25% và 35% là tỉ lệ học viên từ các quốc gia khác. Hiện tại tại trường có các bạn học viên đến từ Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Ban Nha, Nga.
Hình ảnh các bạn học viên Việt Nam tại trường
PE: Bạn có thể chia sẻ những điểm mạnh mà các học viên yêu thích khi lựa chọn trường PHILINTER cũng như các điểm còn hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Hannah: Điểm mạnh nhất của PHILINTER có thể nói đến đó chính là đội ngũ giáo viên kinh nghiệm và chương trình học được thiết kế bài bản và mang tính ứng dụng cao. Chính điều đó đã làm nên một môi trường học thuật khó có thể có trường nào có được. Các khóa học như IPS, tiếng Anh thương mại, IELTS chính là những khóa học cực kì nổi tiếng về tính ứng dụng và hiệu quả của nhà trường mang đến cho tất cả các bạn học viên. Đồng thời, PHILINTER tự tin là trường có chương trình luyện phát âm giọng Mỹ được thiết kế theo đúng quy chuẩn và phù hợp với thực tế.
Bên cạnh đó, những điểm mạnh có thể kể đến của PHILINTER đó chính là:
– Hệ thống giáo viên chủ nhiệm và tư vấn học thuật theo sát quá trình học tập của học viên dựa trên khung đo lường trình độ tiếng Anh chuẩn của Châu Âu (CEFR).
– Môi trường đa quốc tịch: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Mongolia, Argentina, Thái Lan,…và luôn đảm bảo sự cân bằng quốc tịch, giúp cho các học viên có cơ hội học tập và sinh hoạt trong môi trường quốc tế 100%.
– Chương trình giao lưu văn hóa sáng tạo và thường xuyên nhằm gắn kết học viên từ tất cả các quốc gia.
– Trường tọa lạc tại vị trí an toàn và thuận tiện do gần sân bay, Ủy Ban nhân dân thành phố Lapu-Lapu, các trung tâm thương mại lớn của Châu Á và nằm trong khu vực nhiều resort nhất và biển đảo đẹp nhất tại Philippines.
Bên cạnh những điểm mạnh thì trường cũng có một số điểm hạn chế như ngoài hồ bơi ra thì trường vẫn chưa có được phòng tập gym, các khu thể thao với chức năng riêng cho học viên. Tuy nhiên, trường đang trong quá trình xem xét và chuẩn bị các kế hoạch để tạo được nhiều không gian hơn để các bạn có thể rèn luyện thể thao cũng như hoàn thiện trường hơn nữa.
PE: Như bạn nói ở trên thì điểm mạnh của trường là đội ngũ giáo viên chất lượng. Vậy, bạn có thể nói rõ hơn về việc tuyển dụng và đào tạo giáo viên tại trường được không?
Hannah: Để đảm bảo chất lượng giáo viên trường đưa ra quy trình tuyển dụng của nhà trường khá khắt khe và gồm nhiều khâu khác nhau, bao gồm:
– Hồ sơ tuyển dụng: Thông báo ứng tuyển của nhà trường sẽ kèm theo các yêu cầu về học vấn, kinh nghiệm, tính cách…
– Bài test đầu vào: Sau khi hồ sơ đủ chuẩn, ứng viên sẽ có bài entrance test.
– Phỏng vấn HR: Sau khi đạt kết quả entrance test ứng viên sẽ có buổi phòng vấn với HR.
– Phỏng vấn với Phó chủ tịch: Sau khi phỏng vấn với HR, ứng viên sẽ phỏng vấn với Hiệu trưởng và phó chủ tịch.
– Training: Sau khi được nhận giáo viên sẽ có thời gian training 1 tháng.
– Chính thức giảng dạy: Giáo viên sẽ được giao lớp sau 1 tháng training.
– Giáo viên sẽ là giáo viên chính thức và có hợp đồng lâu dài sau 6 tháng làm việc tại trường.
Đồng thời hằng năm, nhà trường luôn có một buổi tiệc giáng sinh, Year End Party dành cho toàn bộ giáo viên và nhân viên nhà trường. Trong bữa tiệc cuối năm này, nhà trường có những giải thưởng như: Nhân viên chuyên cần nhất năm, các giải thưởng cống hiến, giải thưởng giáo viên được yêu thích nhất năm… để tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ giáo viên bên cạnh các chính sách tăng lương và thăng tiến theo định kỳ.
PE: Ngoài các giờ học chính thức trường có thường tổ chức các hoạt động nào để các học viên có nhiều hơn nữa cơ hội, giao lưu, thực hành tiếng Anh?
Hannah: Hằng tuần tại PHILINTER có hoạt động nhảy Zumba toàn trường vào chiều thứ Tư, đây là hoạt động rất thu hút được rất nhiều học viên và giáo viên trong trường tham gia.
Ngoài ra, nhà trường cũng đưa vào một chương trình giảng dạy mới theo mô hình của châu Âu “Chương trình học ứng dụng – Co-curricular”. Đây hương trình học quan trọng và hiệu quả nằm trong chương trình học bắt buộc của các trường anh ngữ ở USA, UK, Russia, Malta…
PHILINTER là trường anh ngữ đầu tiên tại Philippines đưa chương trình học ứng dụng vào chương trình học tiếng Anh giao tiếp tại trường.
Co-curricular Program là cầu nối, giúp học sinh luyện tập, vận dụng những gì đã học vào cuộc sống thực với tiêu chí “Real English” thông qua nhiều tình huống, bối cảnh khác nhau, tiếp xúc bằng tất cả cảm xúc và giác quan, giao tiếp với các bạn học viên ở tất cả các trình độ. Đó chính là mục tiêu của tất cả chương trình học PHILINTER mang đến cho tất cả các bạn học viên- “Its the Total Immersion Methodology – TIM”.
Hằng tháng vào chiều thứ Sáu, sau bài Progress test sẽ có chương trình English day- đây là một hoạt động ngoại khóa lớn toàn trường theo từng tháng nội dung sẽ khác nhau. Ví dụ như chương trình phản biện “ PHILINTER Debate”, các ngày hội thể thao như “ PHILINTER game”, “Secsion ward”, hay các chương trình theo các ngày lễ trong tháng như “ PHILINTER Valentine Special”, ngoài ra cũng có các chương trình ca nhạc như “Amzing show” hay “Philinter’s Got talen”
Hình ảnh các bạn tham gia hoạt động ứng dụng tiếng anh vào cuộc sống thực tại trường.
PE: Với kinh nghiệm tại trường, vậy Hannah có thể chia sẻ một số lời khuyên dành cho các bạn học viên mới không?
Hannah: Theo mình thì khoảng thời gian học 2 tháng, 3 tháng thực sự là một khoản thời gian khá ngắn, và mình tin rằng không có môi trường học tiếng Anh nào học nhiều, giáo viên thân thiện, nhiệt tình như ở Philippines đâu. Do đó, bạn hãy tận dụng triệt để nó, học hết mình, luyện nghe, phát âm mỗi buổi sáng, nói hằng giờ và viết hằng đêm nhưng cũng không quên enjoy cuộc sống tại PHILINTER, kết bạn thật nhiều, hãy kiếm lấy vài người bạn thân ở mỗi nước cũng như đi du lịch, tìm hiểu văn hóa của đất nước Philippines xinh đẹp.
PE: Phil English cám ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Phil English chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ nhé.
Chi tiết về trường PHILINTER: https://philenglish.net/school/truong-anh-ngu-philinter/
Theo nguồn: Phil English
Chủ đề liên quan




